TÓM TẮT BÀI GIẢNG LỚP 4

KHỐI 4:

1. CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT:

Môn Tập đọc: HS luyện đọc đúng, đọc diễn cảm và trả lời các câu hỏi của bài đọc.

– Môn Toán:

  • HS tự học các bài trong SGK.

  • HS làm các bài tập sau mỗi bài trong SGK Toán vào vở trắng (các bài theo chuẩn kiến thức kĩ năng đính kèm bên dưới).

– Môn Chính tả: HS đọc và viết bài Chính tả vào vở trắng.

– Môn Tập làm văn: HS luyện tập lập dàn ý và viết bài văn miêu tả cây cối dựa trên dàn ý bài văn miêu tả đồ vật vào vở trắng. Khuyến khích HS viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng.

Môn Khoa học, Lịch sử, Địa lí: HS đọc bài, trả lời các câu hỏi và tự học thuộc phần ghi nhớ sau mỗi bài.

Các môn học khác: GV sẽ tổ chức bù bài khi trở lại trường.

HS làm bài vào vở trắng, PH chụp hình lại bài làm của HS và gửi qua zalo cho GV nhận xét.

CHƯƠNG TRÌNH HỌC TUẦN 21:

– Môn Tập đọc:

  • Anh hùng Lao động Trần Đại nghĩa

  • Bè xuôi sông La

TĐ: Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa

– Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.

– Hiểu ND: Ca ngợi AHLĐ Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

TĐ: Bè xuôi sông La

– Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

– Hiểu ND: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và sức sống mạnh mẽ của con người Việt Nam (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc được một đoạn thơ trong bài).

 

– Môn Toán:

  • Rút gọn phân số

  • Luyện tập

  • Quy đồng mẫu số các phân số

  • Quy đồng mẫu số các phân số (tt)

  • Luyện tập

Rút gọn phân số(trang 112)

–  Bước đầu biết cách rút gọn phân số và nhận biết được phân số, phân số bằng nhau.

Bài 1 (a)Bài 2 (a)

Luyện tập(trang 114)

–  Rút gọn được phân số.-  Nhận biết được tính chất cơ bản của phân số.

Bài 1Bài 2Bài 4 (a,b)

Quy đồng mẫu số các phân số(trang 115)

– Bước đầu biết quy đồng mẫu số hai phân số trong trường hợp đơn giản.

Bài 1

Quy đồng mẫu số các phân số(tiếp theo)(trang 115)

–  Biết quy đồng mẫu số hai phân số.

Bài 1Bài 2 (a,b,c)

Luyện tập(trang 117 )

–  Thực hiện được quy đồng mẫu số hai phân số .

Bài 1 (a)Bài 2 (a)Bài 4

– Môn Luyện từ và câu:

  • Câu kể Ai thế nào?

  • Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?

LT&C: Câu kể Ai thế nào?

– Nhận biết được câu kể Ai thế nào? (ND Ghi nhớ).

– Xác định được bộ phận CN, VN trong câu kể tìm được (BT1, mục III); bước đầu viết được đoạn văn có dùng câu kể Ai thế nào? (BT2).

LT&C: Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?

– Nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? (ND Ghi nhớ).

– Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai thế nào? Theo yêu cầu cho trước, qua thực hành luyện tập (mục III).

HS khá, giỏi đặt được ít nhất 3 câu kể Ai thế nào? Tả cây hoa yêu thích (BT2, mục III).

– Môn Tập làm văn:

Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối.

TLV: Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối

– Nắm được cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn miêu tả cây cối (ND Ghi nhớ).

– Nhận biết được trình tự miêu tả trong bài văn tả cây cối (BT1, mục III); biết lập dàn ý tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học (BT2).

Bài văn miêu tả cây cối thường có 3 phần:

  • Mở bài: Giới thiệu cây định tả (Đó là cây gì? Do ai trồng? Trồng từ bao giờ?)

  • Thân bài:

a) Tả bao quát hình ảnh của cây.

b) Tả từng bộ phận của cây (hoặc tả từng thời kì phát triển của cây).

  • Kết bài:

a) Nêu ích lợi của cây. Tình cảm của em đối với cây.

b) Ấn tượng của cây đối với mọi người.

– Môn Chính tả:

  • Nhớ – Viết: Chuyện cổ tích về loài người.

CT Nhớ – Viết: Chuyện cổ tích về loài người

– Nhớ – Viết đúng bài CT; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 5 chữ.

– Làm đúng BT3 (kết hợp đọc bài văn sau khi đã hoàn chỉnh).

 

– Môn Khoa học:

  • Âm thanh.

  • Sự lan truyền âm thanh.

Âm thanh

– Nhận biết được âm thanh do vật dụng động phát ra.

Sự lan truyền âm thanh

– Nêu ví dụ chứng tỏ âm thanh có thể lan truyền qua chất khí, chất rắn, chất lỏng.

–  Môn Lịch sử – Địa lí:

  • Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lý đất nước.

  • Người dân ở đồng bằng Nam Bộ.

Lịch sử

Nhà hậu Lê và việc tổ chức quản lý đất nước

– Nhà Hậu Lê ra đời trong hoàn cảnh nào.- Nhà Hậu Lê đã tổ chức được một bộ máy nhà nước quy củ và quản lý đất nước tương đối chặt chẽ.- Nhận thức bước đầu về vai trò của pháp luật.

Địa lí

Người dân ở đồng bằng Nam Bộ

– Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về dân tộc, nhà ở, làng xóm, trang phục lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.- Sự thích ứng của con người với tự nhiên ở đồng bằng Nam Bộ.- Dựa vào tranh ảnh tìm ra kiến thức.

II. CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH:

– Môn Smiles:

HS ôn Unit 4 sách giáo khoa (trang 43), làm bài tập trang 30,32.

– Môn Fun for Flyers:

  • HS hoàn thành bài tập được giao trước Tết.

  • HS ôn bài và làm bài tập Unit 24, 25 (có file đính kèm).

– Môn DynEd:

  • HS sử dụng máy tính tại nhà để tiếp tục thực hành các kỹ năng trong Unit 13.

 

*** Các ý kiến của Phụ huynh liên quan đến bài học xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Giáo viên chủ nhiệm lớp để được giải đáp cụ thể.

– Các ý kiến của Phụ huynh liên quan đến các vấn đề khác xin vui lòng hệ trực tiếp với bộ phận Tư vấn hoặc qua Hotline: 028 3858 5300 – 028 73073 806 vào giờ hành chính (08h00 – 16h30, từ thứ 2 – thứ 6).

0916 303 252
Liên hệ