Trẻ em dưới 3 tuổi vẫn chưa thực sự phân biệt được ranh giới của thực tế và tưởng tượng, vì vậy trẻ không hiểu được khái niệm nói dối và nói sự thật. Nhưng từ 3 – 4 tuổi trẻ dần có thể phân biệt được đâu là sự thật và đâu là trí tưởng tượng và đó là khi trẻ biết khi nào mình đang nói dối.
Vậy trẻ nói dối… tại sao?
Khi trẻ còn nhỏ, dưới 3 tuổi, trẻ chưa thật sự hiểu rõ giữa những gì có thật và những điều trẻ tưởng tượng ra. Điều đó có nghĩa là khi trẻ 1 hoặc 2 tuổi, con chưa biết nói dối là gì và cũng chưa biết nói thật là gì nữa.
Trẻ tin vào những điều sáng tạo ra: Khi trẻ sáng tạo hoặc vẽ nên những câu truyện riêng, trẻ nghĩ rằng những điều con nghĩ là thật, vì trẻ lúc đó có một trí tưởng tượng rất phong phú.
Trẻ chưa thật sự ghi nhớ được hết: Trẻ thường suy nghĩ rất đơn giản về những việc sẽ làm và có xu hướng hay quên do bị sao nhãng bởi những luồng suy nghĩ hoặc việc khác làm phân tâm, từ đó không nhận ra và nghĩ rằng mình không nói dối
“Con của ba mẹ luôn đúng”: các con có thể nghĩ rằng bố mẹ là người yêu thương mình hết mực, nên bé mãi là bé ngoan và mãi sẽ được yêu thương, nên việc nói dối là không thể trong suy nghĩ của bé.
Khi trẻ lớn hơn, khoảng 3 – 4 tuổi, trẻ bắt đầu nhận thức được và nhận ra sự khác nhau giữa những điều có thật và những gì trẻ tưởng tượng. Lúc này, trẻ sẽ có một số cảm nhận và biết khi nào mình nói thật và khi nào mình nói dối như:
Cảm thấy có lỗi: Đôi khi, trẻ con có thể nói dối khi trẻ làm điều gì đó không đúng từ đó con lo lắng rằng bố mẹ sẽ buồn hoặc phạt.
Nói dối có mục đích: Trẻ con có thể nói dối để tránh bị bố mẹ thất vọng hoặc phản đối.
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ nói dối
Các bậc phụ huynh phải hiểu rằng việc khuyến khích trẻ nói dối sẽ dẫn đến rất nhiều khó khăn sau này trong việc dạy trẻ, cách tiếp cận tốt nhất trong giai đoạn này là hãy thư giãn và tận hưởng những câu chuyện cổ tích mà con kể. Mỗi tối trẻ thường được đấm chìm vào những câu truyện cổ tích mà ba mẹ hay kể, vậy tại sao bé lại không thể tạo ra những câu chuyện của riêng mình? Từ góc độ cảm xúc, những người bạn tưởng tượng và các câu chuyện này đóng vai trò quan trọng, giúp trẻ an toàn khám phá bản thân và hình thành nhân cách mà bé muốn trở thành.
Mặc dù không nên phạt con khi bé thêu dệt sự thật ở tuổi lên 2, nhưng bạn có thể nhẹ nhàng khuyến khích bản năng trung thực của con qua những cách phù hợp với lứa tuổi này. Dưới đây là một số chiến lược giúp nuôi dưỡng tính trung thực ở trẻ:
Khuyến khích con nói sự thật.
Đừng buộc tội con khi con chia sẻ.
Tránh làm con cảm thấy quá tải với quá nhiều kỳ vọng hay quy tắc.
Xây dựng lòng tin với con.
Mọi nổ lực của học sinh luôn được ghi nhận – Lễ khen thưởng VAschools mầm non Quận 11
Và điều quan trọng nhất là hãy khen ngợi con bất cứ khi nào con nói sự thật, đặc biệt là khi bé thừa nhận lỗi lầm của mình. Những lời khen ngợi tích cực sẽ giúp con hiểu rằng việc nói thật luôn đáng được trân trọng.
Tại VAschools, trẻ không chỉ được lắng nghe mà bên cạnh đó luôn được yêu thương và dẫn dắt tới những giá trị nhân văn trong cuộc sống, từ đó giúp tạo nên một nền tảng vững vàng để đưa trẻ đến với thành công, tự tin phát triển trong tương lai.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN: